Du lịch đang là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm lớn nhất của người dân vào thời điểm này. Nhưng nỗi ám ảnh “chặt chém” ở Sầm Sơn vừa tạm lắng đi, lại rộ lên những “cáo buộc” mới với Cát Bà dù cũng có ngay khá nhiều lời “biện hộ”.

Top an toàn, Top nguy hiểm

Những gì làm sục sôi dư luận suốt thời gian qua cũng đã được xác thực qua Báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch tại hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam  (DLVN) vừa diễn ra sáng 6/6 tại Hà Nội. Cụ thể là 7 vấn đề đang tác động tiêu cực đến ngành du lịch đều đã được du khách phản ánh, cảnh báo, chất vấn… rất nhiều.

Báo động nguy cơ Cát Bà có thể rơi vào vòng nguy hiểm

Báo động nguy cơ Cát Bà có thể rơi vào vòng nguy hiểm

Có những điểm chung giữa phán xét của du khách nói chung với nhận định của Bộ VHTTDL, đặc biệt là về “điểm  nóng” Sầm Sơn (Thanh Hóa). Bên cạnh đó, những cái tên lọt vào “Top 7”… nguy hiểm các địa phương thường xuyên để xảy ra tình trạng tổ chức du lịch có nhiều lộn xộn như Hà Nội, TPHCM, Hạ Long (Quảng Ninh), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng bị dư luận mổ xẻ kha khá. Còn Cửa Lò (Nghệ An) ít điều tiếng hơn một chút. Đà Lạt (Lâm Đồng) và Nha Trang (Khánh Hòa) hầu như không bị tiếng chê qua các bình luận của bạn đọc trên Diễn đàn Dân trí.

Còn với du lịch Cát Bà (CB), không nhiều như Sầm Sơn nhưng bạn đọc cũng đã không ít lần phàn nàn về “những con sâu làm rầu nồi canh” trong dịch vụ du lịch nơi đây. Lần này nữa, dư luận cũng có chê, có khen và cả nhắn nhủ, nhắc nhở. Mục đích chung có lẽ là cũng muốn “đánh động” các cơ quan chức năng địa phương để có ngay những biện pháp cần thiết lựa chọn cho du lịch CB một hướng đi đúng, tránh nguy rơi vào “Top nguy hiểm” – bị coi như điểm du lịch xấu xí, bị du khách tẩy chay.

Phòng hơn Chống

Dưới đây là một số ý kiến bạn đọc đại diện cho các luồng dư luận khác nhau về du lịch Cát Bà mà công ty du lịch tại Hà Nội tổng hợp.

“Mình là người Cát Bà đây, nhưng thực lòng mà nói vấn đề quản lý chất lượng dịch vụ của  Cát Bà, đặc biệt là dịch vụ tàu xe thì quá tệ, nhất là vào mùa hè. Hầu như mỗi lần về thăm nhà vào mùa hè mình đều cảm thấy không hài lòng với dịch vụ tàu xe, kể cả tàu cao tốc. Họ luôn bán quá số vé, nhiều người phải ngồi ghế phụ, xuống tàu thì chen nhau như chạy loạn… Có mấy lần rút kinh nghiệm không đi tàu cao tốc nữa mà chuyển sang đi tàu liên vận với hi vọng lượng người đi ít hơn, nhưng cũng chưa lần nào thoát được cảnh chờ xe đến đón (cả khi đi và khi về). Họ huy động tất cả xe và tàu để chở khách, nhưng khi sang đến đầu bên kia thì không có xe đón, làm cả gần trăm người vạ vật ở bến để chờ xe. Có lần phải chờ đến hơn một giờ đồng hồ họ mới thuê xe của hãng xe khách đến tăng bo… Ôi chẳng biết đến bao giờ cơ quan quản lý mới khắc phục được tình trạng này, để hình ảnh du lịch Cát Bà được cải thiện?

Nói như vậy không phải tất cả dịch vụ ở Cát Bà đều tệ, nhưng riêng về tàu xe mình khuyên mọi người nếu không muốn đi tàu cao tốc thì xe liên vận chỉ nên dùng dịch vụ của Hoàng Long khi Khám phá khu du lịch biển Cát Bà. Mình thừa nhận nếu đã lên tàu, xe của Hoàng Long chưa bao giờ mình phải chờ đợi. Dịch vụ lưu trú và ăn uống ở các khách sạn lớn thì bây giờ cũng tốt hơn mấy năm trước rất nhiều” – Mr Linh: linh.sst@gmail.com

“Tôi là người Hải Phòng, nhưng thật bất bình với việc chém chặt khách của du lịch  Cát Bàbị phản ánh thế này. Đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố Hải Phòng vào cuộc tích cực. Nếu tổ chức, cá nhân nào vi phạm thì cần bị tước giấy phép kinh doanh, phạt thật nặng. Muốn biết cụ thể, các vị đi du lịch vào ngày nghỉ cuối tuần thì rõ… Cứ là thu tiền phòng gấp 2 hay gấp 3 lần tiền ngày thường,  đó là tình thạng chung của  Cát Bà rồi…” –PH:hp@gmail.com.vn

“Nguyên nhân theo tôi là:

1/. Tư duy ngắn hạn, không tạo được 1 cộng đồng làm du lịch nên mạnh ai nấy ‘chém’. Nơi nào chính quyền yếu, nơi đó dịch vụ lộn xộn.

2/. Chính quyền địa phương thu phí kinh doanh dịch vụ cao (kể cả khoản thu mềm), dân phải ‘chém’ khách để bù vào.

3/. Khách du lịch đi đến địa điểm du lịch Cát Bà không quyết liệt với các hành động ‘chặt chém’ này. Cần cảnh giác với tất cả dịch vụ, dần dần chủ sẽ không còn coi khách là ‘gà’ được nữa” – Minh:  minhs@hotmail.com

“Tôi vừa mới đi CB về được 2-3 tuần (đi vào giữa tuần), thấy cũng bình thường mà. Vé tàu như niêm yết, mỗi người một chỗ. Khách sạn bình thường tại trung tâm thị trấn 250.000đ/ngày đêm, xe đạp đôi 30.000đ/h, ăn uống đắt đỏ hơn ở Hà Nội một chút thôi, thậm chí có chỗ còn bán rẻ hơn chỗ tôi sinh sống ở Hà Nội… Đâu đến nỗi như bài báo nói nhỉ?” – Nguyễn Hoài:  Hoailin09@gmail.com

“Mình là hướng dẫn viên vừa đi tour  Cát Bà 3 ngày 2 đêm, thấy dịch vụ vẫn rất ổn nếu có liên hệ trước. Cả hệ thống khách sạn và nhà hàng nổi đều rất ổn. Đi lại thì thứ nhất đi ra đảo nên đi phà Tuần Châu, cũng không mất quá nhiều thời gian so với đi tàu cao tốc mà lại có thể ngắm cảnh thư giãn luôn 🙂 Còn dịch vụ xe ôm ở Cát Bà quanh thị trấn thì giá chung là 10k rồi. Thế nên có đi xa gần gì cũng 10k/1 người, kể cả xe điện cũng vậy. Chúc mọi người có chuyến du lịch ra  Cát Bà vui vẻ!” – Shady: chilagiacmobenem_tyt@yahoo.com

Vẫn hy vọng lời chúc đó luôn hiệu nghiệm với tất cả du khách, và để du lịch Cát Bà, tham khảo thêm tại đây.

Vuongloan

 

Tags: , , , , , , ,